BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG XUNG KÍCH ĐIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY, HẢI SẢN
Nguồn lợi thủy sản là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá và dồi dào đối với con người. Mặc dù vậy, hiện nay nguồn lợi thủy sản ngày một mất dần về số lượng và thành phần loài do nhiều nguyên nhân,nhưng một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về số lượng thủy sản trên địa bàn thị xã Kinh Môn nói chung và phường An Lưu nói riêng đó là việc sử dụng xung điện để khai thác thủy sản tại các sông, hồ, đồng ruộng. Bên cạnh đó những người sử dụng xung kích điện còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, sẩn lượng của cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn phát triển.
I. Tác hại của việc dùng xung điện để khai thác thuỷ sản và một số mức xử phạt hành vi sử dụng xung điện để khai thác thủy sản theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
1. Tác hại của việc dùng xung điện để khai thác thuỷ sản là:
* Làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước;
* Huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản;
* Có thể gây hậu quả chết người,…
Đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện là một cách khai thác “tận diệt”, có tác hại lâu dài,góp phầnnhanh chóng đẩy các vùng nước thành “vùng nước chết”. Hệ quả của việc đánh bắt đó phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thuỷ sinh.
Bất luận vì mục đích gì tình trạng đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện cần phải được ngăn chặn nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền các cấp, để bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường mặt nước, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Do vậy, để khắc phục tình trạng sử dụng xung điện trong việc khai thác thuỷ sản chúng ta cần:
- Một là: Không sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thuỷ sản.
- Hai là: Vận động mọi người không đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện, chất nổ, chất độc. Tăng cường việc thả cá giống bổ sung vào các sông, hồ,...
- Ba là: Không buôn bán, tàng trữ chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
II.Mức xử phạt hành vi sử dụng xung điện để khai thác thủy sản theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
- Tại điều 29 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản;
b) Tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Vì sự phát triển bền vững!
Mọi người, mọi nhà hãy cùng chung sứctái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đồng ruộng trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.